Kiến trúc ngày càng hiện đại, chúng ngày càng ảnh hưởng nhiều đến xu hướng thị hiếu thẩm mỹ của con người một cách mạnh mẽ. Trong đó, không loại trừ lĩnh vực thiết kế, xây dựng nhà ở. Và bản vẽ cad trần thạch cao, sẽ cho bạn thấy tổng thể trước trần nhà của bạn một cách chi tiết.
Thông tin về trần thạch cao
Tổng quan trần thạch cao
Với những nhà lô phố, nhà ống hoặc biệt thự được xây dựng theo phong cách hiện đại, để tạo điểm nhấn, tránh đơn điệu cho ngôi nhà, những mảng trần tô quét, hay kẻ rát vữa tạo chỉ nẹp trang trí đơn thuần,…dần đang được thay thế bởi việc trang trí lấy từ cảm hứng, và được làm từ chất liệu thạch cao.
Lúc này những tấm trần nhà trở nên đẹp mắt, duyên dáng hơn, góp thêm vẻ đẹp cho toàn bộ kiến trúc tổng thể.
Trần thành cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp là một hệ trần thạch cao bao gồm tất cả các khung xương cấu tạo, và hệ khung xương này có cả khung xương thuộc phần giật cấp, để từ đó kĩ sư sẽ gắn lên tấm trần.
Và đặc biệt, hệ trần thạch cao giật cấp được sử dụng phổ biến hơn hệ trần phẳng trong cuộc sống.
Bản vẽ cad trần thạch cao loại này bao gồm:
- Mặt cắt trần thạch cao
- Mặt bằng trần thạch cao
- Chi tiết khung trần thạch cao
File đính kèm sẽ gồm chi tiết bản vẽ trần thạch cao khung chìm. Cấu tạo trần thạch cao giật cấp cũng được các kiến trúc sư mô tả một cách chi tiết trong bản vẽ. Kết cấu (cấu tạo) của trần thạch cao gồm: tấm trần, dây treo, xương nhôm.
Bản vẽ cad trần thạch cao sẽ gồm chi tiết khung xương trần thạch cao. Kích thước của xương thạch cao sẽ có kích thước chi tiết trân bản vẽ.
Công dụng bản vẽ cad trần thạch cao giật cấp đem lại
Trần thạch cao rất đa dạng về mẫu mã, có tính thẩm mỹ cao. Cùng với công nghệ tạo bọt hiện đại, và đặc tính của trần là nhẹ. Ngoài ra, thạch cao không bắt lửa không sinh ra khói bụi như nhiều vật liệu khác.
Tác dụng cách nhiệt, cũng như cách âm cực tốt, hay người thi công có thể tạo ra nhiều hoa văn khác nhau, mà không bị mốc theo thời gian.
Nhờ khả năng dễ tạo hình, các kiến trúc sư sẽ biến tấu những tấm thạch cao này thành những khuôn mẫu, các hình dạng khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo được rằng bề mặt trần phẳng, đẹp không có một gợn sóng.
Bởi vì vậy, nếu bạn chọn làm bản vẽ cad trần thạch cao bạn sẽ có lợi thế nhìn thấy được tổng thể loại trần mà mình chọn, xong tha hồ lựa chọn, tìm hiểu những mẫu trần thạch cao khác nhau.
Vì sao nên lắp đặt trần thạch cao giật cấp?
Trần thạch cao giật cấp là một trong những trần thạch cao được mọi người quan tâm rất nhiều. Vậy vì sao họ lại quan tâm nhiều như vậy, hãy cùng nhau tham khảo qua thông tin dưới đây nhé.
Trần thạch cao che dầm có tính thẩm mỹ cao
Đến nay, trần thạch cao che dầm được đánh giá rất cao về mặt thẩm mỹ. Nhờ vào bản vẽ cad trần thạch cao, bạn có thể thấy trước được loại trần này sẽ giúp bạn che những loại dây điện, tạo không gian ấm cúng, sang trọng. Với bản vẽ cad bạn còn có thể thấy luôn được sự tươi sáng, ấn tượng của ngôi nhà.
Làm trần thạch cao che dầm tốt cho phong thủy
Theo phong thủy, thì trần nhà có dầm, nhưng bên dưới lại là giường ngủ, bàn thờ, bếp,…là điều hoàn toàn không tốt. Nó có thể gây ra rất nhiều thứ ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc sẽ bị trì trệ, đi xuống, không thể phát triển lên được.
Do đó, việc làm trần thạch cao che dầm sẽ giúp bạn che đi những góc cạnh xấu trên trần nhà. Giúp gia đình bạn vừa giảm từ trường lại, vừa làm giảm đi cảm giác bị đè nén bên dưới trần nhà.
Vậy, lúc này bản vẽ cad trần thạch cao sẽ giúp bạn thiết kế trước, để có thể thi công nhanh hơn, hạn chế tối đa sai sót về phong thủy.
Bản vẽ cad trần thạch cao giật cấp
Trên thực tế, ở bất kỳ công trình nào, thì vai trò của kiến trúc sư, hay nhà thiết kế đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Chính vì vậy, bản vẽ cad trần thạch cao là một công đoạn quan trọng giúp đơn vị thi công, cũng như gia chủ định hình được toàn bộ cấu trúc ngôi nhà một cách dễ dàng, từ đó có những phương án thi công phù hợp.
Thông thường, bản vẽ cad trần thạch cao sẽ được thực hiện trên phần mềm Autocad. Đây là một trong những phần mềm rất dễ sử dụng, cũng như quản lý nên được rất nhiều kiến trúc sư lựa chọn sử dụng.
Từ những chi tiết trong bản vẽ cad trần thạch cao được tạo ra bởi công cụ này, chủ nhà và đơn vị thi công có thể dễ dàng hơn trong việc tính toán và báo giá một cách chính xác.
Một số ưu điểm – nhược điểm trong việc thiết kế, thi công trần thạch cao.
Ưu điểm
Phải nói rằng làm trần thạch cao sẽ có nhiều ưu điểm nổi bật: đẹp, hiện đại, dễ trang trí, dễ bố trí đèn hắt chiếu sáng.
Bạn có thể nhìn thấy tổng quát căn hộ của mình thông qua bản vẽ cad trần thạch cao, để phát hiện ra lỗi nhanh chóng, cũng như sửa chữa kịp thời.
Nhược điểm
Rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên trần thạch cao cũng có nhược điểm, chính là giá thành khá là cao, không phải gia đình nào cũng có thể thực hiện được.
Thi công trần thạch cao giật cấp
Sau đây, chúng tôi sẽ cho các bạn thấy được cách để thi công trần thạch cao nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo nhu cầu khách hàng của bạn.
Bước 1: Cố định thanh viền tường phần giật cấp của trần hạ
Sau khi đã hoàn thành trần thượng, ta bắt đầu tiến hành cố định thanh viền tường VTC 20/22 cho vị trí của trần hạ giật cấp kín
Bước 2: Treo ty, theo thanh chính của phần trần hạ
Ta tiến hành móc ty treo để treo thanh chính của trần hạ. Thanh chính cách tường < 40mm
Bước 3: Cố định thanh VTC20/ 22 mặt dựng.
Ta sẽ tiến hành cố định thanh VTC 20/22 mặt dựng của trần hạ lên trên đáy khung xương của trần thượng bằng vít liên kết khung.
Bước 4: Liên kết thanh chính cùng với thanh phụ.
Tiến hành cắt thanh phụ, bẽ mặt dựng sau đó tiến hành liên kết vào thanh chính bởi khóa liên kết.
Hai đầu còn lại ta sẽ liên kết vào thanh VTC 20/22 hay vít bắt khung.
Khẩu độ thanh phụ ≤ 406 mm.
Tiến hành nẹp thêm thanh VTC 20/22 vào vị trí góc dưới của cạnh mặt dựng và đáy trần hạ để ke góc lại.
Bước 5: Cân chỉnh lại hệ thống khung xương.
Bước 6: Lắp đặt tấm lên khung.
Đặt tấm: chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ.
Đặt tấm vào vị trí trần thượng và trần hạ, sau đó mới bắt tấm mặt dựng.
Lưu ý: các tấm phải được mắc so le với nhau, liên kết tấm vào khung bằng vít, phải biết cho đầu vít chìm vào mặt trong bề mặt tấm. Khoảng cách giữa các vít không quá 150mm đối với cạnh tâm và không quá 240 mm đối với bên trong tấm.
Bước 7: Gia cố cạnh góc bằng thanh chữ V lưới và bàn giao.
Dùng thanh V lưới lắp vào hầu hết các vị trí góc cạnh của trần giật cấp để có thể gia cố, đồng thời tránh cho trần bị hư hỏng cánh.
Cuối cùng là vệ sinh trần và chuẩn bị nghiệm thu.
Lời kết
Bài viết đã có những chia sẻ đôi nét về bản vẽ cad trần thạch cao, cũng như trần thạch cao cấp giật có hữu ích gì. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về bản vẽ cad loại trần này, cũng như cách thi công chúng.